Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

ANH_TUẤN

FilmstripCameraRed roseSchool busSchool

HÌNH ẢNH VIDEO VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

IMG_6065IMG_6058

IMG_6057IMG_6051

IMG_6050IMG_6044

HỘP ẢNH  nhấn chuột vào hàng chữ lớn hộp ảnh mở ra

1 VIDEO DÀI 8 phút 33

 

CameraSchoolTRANG WEB CHI HỘI ĐÔNG Y TỊNH XÁ NGỌC UYỂN

IMG_6228

       nhấn chuột vào ành 

      có banner mầu đỏ chữ

      vàng để mở trang Web

 

 

 

Vườn quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên

Vị trí tại Việt Nam

Vị trí Đông Nam Bộ, Việt Nam

Tọa độ 11°34′30″B 107°22′00″ĐTọa độ: 11°34′30″B 107°22′00″Đ

Diện tích 719,20 km² (Đồng Nai: 392,67 km², Lâm Đồng: 278,50 km², Bình Phước: 44,43 km²)

Thành lập 1992

Cơ quan quản lý BNNPTNT Việt Nam

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

Mục lục

1 Các hợp phần

2 Lịch sử

3 Đa dạng sinh học

4 Chú thích

5 Xem thêm

6 Liên kết ngoài
[sửa]Các hợp phầnPhần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

[sửa]Lịch sửNăm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.

Đa dạng sinh học

Bò rừng banteng

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).

Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.[1]

Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới"[2]. Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam[3] với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm).

HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC

2DVN2KTH212TKH

2TKH212TVKHDU LICH KHOA HOC

CHO HOA XUAN TPHCMDU LICH LICH SU VNKHOA HOC DU LICH

KHOA HOC THE KY 21KHOA HOC THE KY 21 so 2NHUNG DIEM THOI GIAN THEN CHOT SU TIEN HOA

NHUNG DIEU CAN SUY NGHIQUANG CAO DICH VUSAIGON TK21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét